Có nên du học tiếng Anh tại Philippines khi chưa có nền tảng hay đang “mất gốc”?

Chào mọi người! Hôm nay mình tình cờ thấy một bài đăng của một bạn học viên ẩn danh trong group hỏi về vấn đề:

“Liệu có nên đi du học tiếng Anh tại Philippines khi chưa có nền tảng hay đang trong tình trạng ‘mất gốc’?”

Mình nghĩ đây là thắc mắc của rất nhiều bạn đang tìm hiểu về chương trình du học tiếng Anh tại Philippines, nên muốn chia sẻ một chút quan điểm cá nhân. Hy vọng bài viết này của Educonnect sẽ giúp bạn có thêm động lực và cái nhìn rõ ràng hơn để đưa ra quyết định cho bản thân.

co-nen-du-hoc-tieng-anh-tai-philippines

Quan điểm “Phải có nền tảng mới học được” là SAI!

Nhiều bạn nghĩ rằng, “Phải giỏi sẵn mới học được” hay “Chưa có nền tảng thì học cũng không nổi”. Nhưng thực tế thì KHÔNG PHẢI VẬY. Nếu bạn để ý, hãy nghĩ về cách trẻ con học ngôn ngữ.

  • Tụi nhỏ đâu có học ngữ pháp trước đúng không?
  • Chúng cũng đâu học trước bảng từ vựng 1000 từ rồi mới tập nói đâu!

Tất cả những gì trẻ con làm là nghe – lặp lại – sai thì sửa và dần dần, chúng biết nói.

Học tiếng Anh ở Philippines cũng vậy!

  • Bạn không cần phải giỏi trước mới có thể học tốt.
  • Bạn không cần nền tảng ngữ pháp phức tạp mới có thể giao tiếp.
  • Và đặc biệt, bạn không bao giờ cô đơn, vì bạn sẽ có giáo viên kèm cặp 1 kèm 1 để sửa lỗi và giúp bạn tiến bộ từ con số 0.

Chính vì vậy, nếu bạn cảm thấy mình đang “mất gốc”, thì đây là thời điểm tốt nhất để bắt đầu, chứ không phải để chần chừ.

Vì sao bạn “mất gốc” ở Việt Nam nhưng có thể “phá kén” ở Philippines?

Nếu bạn từng học tiếng Anh ở Việt Nam, chắc bạn sẽ quen với kiểu học lý thuyết nhiều nhưng thực hành ít. Nhưng ở Philippines, bạn sẽ “phá kén” hoàn toàn nhờ 3 yếu tố quan trọng:

Môi trường 100% tiếng Anh thực tế

  • Ở Việt Nam, bạn ngại nói vì sợ sai, nhưng ở Philippines, xung quanh bạn đều là môi trường 100% tiếng Anh.
  • Bạn không chỉ học trong lớp, mà còn phải dùng tiếng Anh trong nhà ăn, ký túc xá, khu sinh hoạt chung và cả khi tham gia các hoạt động ngoại khóa.
  • Đặc biệt, ở đây không ai cười bạn khi nói sai, bởi vì ai cũng từng sai giống bạn.

Chính điều này giúp bạn hình thành thói quen nghe – hiểu – phản xạ tự nhiên, từ đó cải thiện tiếng Anh của mình một cách tự nhiên nhất.

Mô hình học 1 kèm 1 – Học với giáo viên riêng

  • Ở Việt Nam, bạn học lớp đông, có khi đến 30-40 người, thời gian để bạn nói chuyện chỉ được 1-2 phút trong suốt buổi học.
  • Nhưng ở Philippines, mỗi ngày bạn sẽ có ít nhất 4 tiết học 1 kèm 1. Điều đó có nghĩa là, bạn sẽ nói chuyện với giáo viên trong suốt buổi học.
  • Giáo viên sẽ chỉnh từng lỗi phát âm, từ vựng và ngữ pháp cho bạn.
  • Cảm giác “ngại hỏi” hoàn toàn biến mất, bởi vì bạn chỉ có 2 người trong lớp – bạn và giáo viên của bạn!

Phương pháp học thực hành nhiều hơn lý thuyết

  • Ở Việt Nam, bạn có thể học ngữ pháp và từ vựng rất nhiều, nhưng không dùng được.
  • Ở Philippines, bạn sẽ học theo kiểu “thực hành là chính” – nghe – nói – đọc – viết hằng ngày.
  • Bạn sẽ không ngồi chép lý thuyết, mà là nói – sửa lỗi – luyện lại, rồi cứ thế tiếp tục.
  • Phương pháp này giống như cách trẻ em học ngôn ngữ, nên bạn dễ “ngấm” tiếng Anh hơn.

Câu chuyện của mình – Trường hợp “mất gốc đúng nghĩa”

Nếu nói về “mất gốc” thì mình là ví dụ điển hình!

Năm đó, mình đang là sinh viên năm 2, lần đầu tiên tự mình bay sang Philippines để học tiếng Anh. Cảm giác vừa phấn khích vừa lo sợ. Mọi thứ đều mới mẻ, từ việc làm thủ tục nhập cảnh, gặp giáo viên, bạn bè mới, cho đến môi trường hoàn toàn xa lạ.

Và “nỗi ám ảnh” của mình bắt đầu ngay tại quầy hải quan. Hải quan hỏi mình một câu cực kỳ đơn giản: “What is your name?”

Nghe thì ai cũng nghĩ mình sẽ trả lời ngon ơ, nhưng mình đứng hình toàn tập, mặt ngơ ngác không hiểu gì. “What is… what?”. Mình lúng túng, chẳng biết họ nói gì. Mình nhờ họ lặp lại đến 2-3 lần, mà vẫn không hiểu.

Cuối cùng, nhân viên hải quan nhìn mình với ánh mắt “ngao ngán”, rồi phẩy tay cho mình đi qua mà không nói thêm gì.

Lúc đó, mình chỉ ước có cái lỗ để chui xuống vì xấu hổ quá. Nhưng cũng chính khoảnh khắc đó, mình nhận ra: “Không thể tiếp tục như thế này nữa! Mình phải học tiếng Anh nghiêm túc!”. 4 tuần sau, mình đã có thể trả lời trơn tru những câu hỏi tương tự. Giờ nghĩ lại, nếu gặp lại nhân viên hải quan đó, mình chắc chắn sẽ trả lời dõng dạc: “My name is Jessica. Thank you for asking!”

Từ “mất gốc” đến có thể trả lời hải quan, đó là hành trình không quá dài. Tất cả nhờ mô hình học 1 kèm 1 và môi trường tiếng Anh liên tục.

Đừng để “mất gốc” trở thành lý do trì hoãn!

Nhiều bạn hay nói: “Tôi chưa giỏi nên chưa dám đi học.”. Nhưng sự thật là, nếu ai cũng chờ “giỏi rồi mới học” thì chẳng ai giỏi lên được. Đây là vòng luẩn quẩn của rất nhiều người.

Nếu bạn không phá vỡ suy nghĩ này, bạn sẽ mãi “mất gốc”.

Nếu bạn đã đọc đến đây, mình chỉ muốn nhắn nhủ rằng:

  • “Mất gốc không phải lý do để chần chừ!”
  • “Việc học tiếng Anh tại Philippines chính là cơ hội để tạo ra nền tảng mới cho bạn!”

Ở Philippines, bạn không chỉ học ngôn ngữ mà còn rèn luyện sự tự tin, phản xạ và khả năng sử dụng tiếng Anh trong thực tế. Mình từng là người “mất gốc đúng nghĩa”, và mình đã có thể lột xác. Mình tin rằng bạn cũng có thể làm được điều đó.

Kết luận – Mất gốc cũng có thể học tốt tại Philippines!

Mất gốc không phải là rào cản. Quan trọng là bạn có dám bước ra khỏi vùng an toàn hay không. Với mô hình học 1 kèm 1, giáo viên tận tình, môi trường 100% tiếng Anh, bạn chắc chắn sẽ cải thiện trình độ chỉ sau 1-2 tháng.

Nếu bạn còn lăn tăn vì nghĩ mình “mất gốc”, thì mình muốn nhắn bạn rằng: “Đừng đợi giỏi mới đi học, vì đi học chính là để giỏi!”

Bạn không cần nền tảng, bạn chỉ cần dám bắt đầu. Cứ đi là sẽ đến!

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc muốn nghe thêm câu chuyện từ những học viên đã học, mình sẵn sàng chia sẻ. Hãy bắt đầu hành trình của bạn ngay hôm nay!

Theo nguồn: Educonnect

Bình luận (0 bình luận)